Chào mừng bạn đến với cdntravinh.edu.vn trong bài viết về Cách viết lời giải toán lớp 2 chúng tôi sẽ chia sẻ kinh nghiệm chuyên sâu của mình cung cấp kiến thức chuyên sâu dành cho bạn.
Khái niệm về toán có lời văn
Toán có lời văn là dạng toán với đề bài cho dữ liệu dưới dạng lời văn, từ đó học sinh phân tích và tìm giá trị bài toán yêu cầu.
Dạng toán có lời văn sẽ giúp học sinh nâng cao khả năng đọc hiểu và để các em thấy được ứng dụng của môn toán vào cuộc sống thực tế. Bên cạnh đó, dạng toán này còn giúp các em kỹ năng trình bày bằng lời văn, nâng cao khả năng ngôn ngữ.
Xem thêm: Cách tính nhẩm toán lớp 2 nhanh nhất
Các dạng toán có lời văn lớp 2:
Toán có lời văn lớp 2 có rất nhiều dạng khác nhau, tất cả các đề bài đều được lồng ghép vào những phép tính với cách diễn đạt phong phú, dưới đây là một số dạng toán có lời văn lớp 2 thường gặp:
Dạng 1: Tìm số bị trừ
Với dạng toán này, đề bài sẽ đưa ra một số trừ và thừa số của nó, yêu cầu học sinh đi tìm số bị trừ chưa biết.
Ví dụ: Anh trai có 1 giỏ cam, Anh cho em 5 quả thì còn lại 14 quả. Hỏi Anh trai có bao nhiêu quả trong giỏ lúc đầu?
Dạng 2: Tìm thừa số
Dạng toán này đã quen thuộc với các em học sinh nhưng thông qua câu hỏi miệng, lúc này bài toán này được đưa vào bài toán có lời văn.
Ví dụ: Mẹ có 10 cái bánh, cho bé 5 cái. Hỏi mẹ còn bao nhiêu cái bánh?
Dạng 3: Tìm số hạng chưa biết
Với dạng này các em đọc đề bài rồi xác định được tổng và một số hạng đã biết để tìm số hạng kia.
Ví dụ: Trong giỏ đựng cam và quýt có 30 quả, trong đó có 20 quả cam. Hỏi có bao nhiêu quả quýt trong giỏ?
Dạng 4: Tìm số trừ
Bài toán sẽ cho biết số bị trừ và thừa số, học sinh sẽ xác định và tìm số trừ cần biết.
Ví dụ: Một bến xe có 50 ô tô, khi một số xe ô tô rời đi, trong bến còn lại 35 chiếc. Hỏi có bao nhiêu ô tô đã rời bến?
Dạng 5: Bài toán nhiều hơn, ít hơn
Khi gặp dạng toán này, các em học sinh cần biết cách xác định: số lớn, số bé, phần “nhiều hơn/ít hơn”. Vậy khi dạy dạng toán này các em chỉ cần vận dụng công thức:
– Số lớn = số bé + phần “nhiều hơn”
– Số bé = Số lớn – phần “ít hơn”
Ví dụ:
Bài toán ít hơn: Lớp 2B có 20 bạn nữ, bạn nam của lớp ít hơn số bạn nữ là 2 bạn. Hỏi lớp 2B có bao nhiêu bạn nam?
Bài toán nhiều hơn: Tuần trước em được 7 điểm 10, tuần này em được nhiều hơn tháng trước 4 điểm 10. Hỏi tuần này em được mấy điểm 10?
Dạng 6: Tìm số bị chia
Dạng toán này cho trước thương và số chia, các em cần xác định giá trị của chúng và vận dụng công thức: Lấy thương nhân với số chia.
Ví dụ: Có một số quả cam đựng đều trong 4 giỏ đựng, trong mỗi giỏ có 5 quả cam. Hỏi có tất cả bao nhiêu quả cam?
Hướng dẫn các bước giải toán có lời văn lớp 2
Bài toán có lời văn lớp 2 có thể sẽ khiến các em học sinh hơi rối, nhưng nếu phân biệt được các dạng bài toán và thuần thục các bước giải bài toán thì việc học toán có lời văn lớp 2 sẽ không còn rào cản đối với các em. Mỗi khi giải bài toán có lời văn, các em hãy nhớ thực hiện lần lượt các bước giải toán dưới đây:
Bước 1: Tìm hiểu nội dung bài toán
Các em cần đọc kĩ đề toán và tìm ra các từ khóa quan trọng như “ít hơn”, “nhiều hơn”, “tất cả”… để hiểu được ý nghĩa và nội dung đề toán. Sau đó là tóm tắt đề toán để đưa ra được phép tính cần thực hiện.
Bước 2: Tìm cách giải bài toán
B1: Chọn pháp tính giải phù hợp. Ví dụ chọn phép tính cộng nếu bài toán yêu cầu “nhiều hơn” hoặc “tất cả”, chọn phép tính trừu nếu “bớt” hoặc “tìm phần còn lại”…
B2: Đặt lời giải thích hợp. Áp dụng các lời giải đơn giản, có thể áp dụng với nhiều bài khác nhau như dựa vào câu hỏi của bài toán rồi bỏ bớt đi từ đầu “hỏi” và từ cuối “mấy” rồi thêm từ là để có lời giải: “Anh trai có số cam trong giỏ lúc đầu là:”
Bước 3: Trình bày bài giải:
Các dạng bài toán có lời văn cần được trình bày đầy đủ tóm tắt, lời giải, phép tính, đáp số. Các em cần trình bày sao cho khoa học và đẹp mắt.
Tham khảo thêm: Toán tư duy lớp 2
Để có thể thực hành tốt dạng toán có lời văn lớp 2, các em nên tăng cường luyện tập kỹ năng giải toán thường xuyên bằng các giải nhiều bài tập hơn ở nhà dưới sự hướng dẫn của bố mẹ. Nếu các em chậm tiếp thu hay luôn giải sai kết quả thì bố mẹ hãy nhẹ nhàng chỉ dẫn cho con và luyện cho các em tính cẩn thận trong từng bước giải toán.
Tổng hợp các bài toán có lời văn lớp 2 có lời giải
Dưới đây là một số bài toán có lời văn lớp 2 từ cơ bản đến nâng cao:
Bài tập thực hành
Bài 1: Trong vườn cây có 37 cây bưởi và 41 cây cam. Hỏi trong vườn có tất cả bao nhiêu cây bưởi và cây cam?
Bài 2: Lan có 29 cái bánh và Lan cho Điệp 16 cái bánh. Hỏi sau khi cho đi, Lan còn lại bao nhiêu cái bánh?
Bài 3: Nhân dịp ngày lễ trồng cây, khối lớp 1 và lớp 2 trồng được 85 cây, riêng khối lớp 2 trồng được 47 cây. Hỏi khối lớp 1 trồng được bao nhiêu cây?
Bài 4: Một cửa hàng ngày đầu bán được 19 cái cốc và ngày hôm sau bán được nhiều hơn ngày đầu 22 cái cốc. Hỏi ngày hôm sau cửa hàng bán được bao nhiêu cái cốc?
Bài 5: Nam có nhiều hơn Đức 13 cái kẹo, Nam mua thêm 17 cái kẹo. Hỏi Nam có nhiều hơn Đức bao nhiêu cái kẹo?
Bài 6: Bình nặng 65kg, Bình nhẹ hơn Tuấn 8kg. Hỏi Tuấn nặng bao nhiêu ki-lô-gam?
Bài 7: Có 80 con ngỗng đang bơi trong ao và 80 con vịt đang ở trên bờ. Hiện tại có 8 con vịt trong ao đi lên bờ. Hỏi:
a) Lúc đó còn bao nhiêu con vịt đang ở trong ao?
b) Lúc đó có bao nhiêu con vịt ở trên bờ?
c) So sánh giữa số vịt dưới áo và số vịt trên bờ?
d) Trên bờ và dưới ao có tất cả bao nhiêu con vịt?
Bài 8: Bảo nặng 16 kg. Bảo nặng hơn Long 5kg. Bình nhẹ hơn Long 3kg. Hỏi Bảo nặng hơn Bình bao nhiêu ki-lô-gam?
Lời giải bài tập
Dưới đây là lời giải chi tiết cho những bài tập toán có lời văn lớp 2 tương ứng ở trên
Bài 1:
Trong vườn có số cây là:
37 + 41 = 78 (cây)
Đáp số: 78 cây
Bài 2:
Lan có số bánh là:
29 – 16 = 13 (cái)
Đáp số: 13 cái bánh
Bài 3:
Khối lớp 1 trồng được số cây là:
85 – 47 = 38 (cây)
Đáp số: 38 cây
Bài 4:
Ngày hôm sau cửa hàng bán được số cốc là:
19 + 22 = 41 (cái)
Đáp số: 41 cái cốc
Bài 5:
Nam có nhiều hơn Đức số kẹo là:
13 + 17 = 30 (cái kẹo)
Đáp số: 30 cái kẹo
Bài 6:
Tuấn nặng số ki-lô-gam là:
65 + 8 = 73 (kg)
Đáp số: 73kg
Bài 7:
a) Lúc đó dưới ao còn số con vịt là:
80 – 10 = 70 (con vịt)
b) Lúc đó trên bờ có số con vịt là:
80 + 10 = 90 (con vịt)
c) Số vịt ở trên bờ nhiều hơn số vịt ở dưới ao số con là:
90 – 70 = 20 (con vịt)
d) Ở cả dưới áo và trên bờ có số con vịt là:
70 + 90 = 160 (con vịt)
Đáp số:
a, 70 con vịt
b, 90 con vịt
c, 20 con vịt
d, 160 con vịt
Bài 8:
Long nặng số ki-lô-gam là:
16 – 5 = 11(kg)
Bình nặng số ki-lô-gam là:
11 – 3 = 8 (kg)
Bảo nặng hơn Bình số ki-lô-gam là:
16 – 8 = 8 (kg)
Đáp số: 8kg.
Tham khảo thêm:
Tạp chí toán học và tuổi trẻ
Tạp chí toán tuổi thơ